Mục lục
Phong cách thiết kế tân cổ điển phát triển mạnh mẽ ở những thế kỷ trước đến nay vẫn giữ được sức hút riêng. Trong khi các phong cách thiết kế, các kiến trúc khác thoái trào sau vài năm, phong cách tân cổ điển chiếm nhiều sự yêu thích của các kiến trúc sư và gia chủ bởi sự sang trọng, quý phái.
Những nét đẹp riêng có của phong cách kiến trúc tân cổ điển được tạo nên nhờ việc kế thừa tinh hoa của kiến trúc cổ điển và tiếp thu những điều mới mẻ trong thiết kế hiện đại. Khi bắt gặp một công trình thiết kế tân cổ điển, bạn khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ phong cách cổ điển hay hiện đại nào khác.
Vậy kiến trúc tân cổ điển là gì? Phong cách kiến trúc tân cổ điển có những đặc trưng gì? Xu hướng thiết kế tân cổ điển nào đang phổ biến ở Việt Nam? Bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho những câu hỏi này sau khi đọc những thông tin Royal Design cung cấp trong bài viết dưới đây.
Phong cách kiến trúc tân cổ điển là gì?
Tân cổ điển là trào lưu nghệ thuật trang trí, thị giác, văn học, âm nhạc, kiến trúc lấy cảm hứng từ văn hóa – nghệ thuật phương Tây thường xuất phát từ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trào lưu tân cổ điển ra đời và phát triển trong nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa như một lời đối đáp với trào lưu Rococo – mang ngụ ý chỉ một phong cách phù phiếm. Nhìn chung, tân cổ điển có nhiều điểm giống với các kiến trúc thời kỳ Phục Hưng ở thế kỷ 16 bởi tính đơn giản, đối xứng, sắp xếp chặt chẽ theo trật tự.
Phong cách tân cổ điển là phong cách thiết kế kiến trúc đan xen giữa cổ điển và hiện đại. “Tân” trong tân cổ điển hàm ý sự cách tân, thay đổi, cải tiến và phát triển những cái cũ, lược bỏ những chi tiết không cần thiết để mang tới một không gian thời thượng.
Nguồn gốc của phong cách kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển nhen nhóm từ những năm 1750, có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của Hy Lạp, La Mã, thời kỳ Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa cổ điển Pháp vào thế kỷ 18, thế kỷ 19. Trào lưu thiết kế này bùng nổ và có sức ảnh hướng lớn đến kiến trúc cổ điển và Hy Lạp cổ đại. Cái đẹp lý tưởng trong các công trình kiến trúc mà người Hy Lạp hướng tới đó là những thức cột cơ bản bao gồm Doric, Ionic, Corinth.
Thiết kế tân cổ điển đã làm sống lại không khí cổ điển mang hơi thở Âu – Mỹ nhờ nghệ thuật tạo hình đặc trưng, đơn giản hóa kiến trúc cổ điển nhiều chi tiết. Phong cách thiết kế này lấy những bức tường làm điểm nhấn, các trụ cột là trung tâm và làm nổi bật chi tiết của các bộ phận đó.
Một số công trình vang danh thế giới theo phong cách thiết kế tân cổ điển đực biết đến như: biệt thự Woburn Abbey – biểu tượng kiến trúc Anh, nhà hát Red Army tại Nga, thánh địa hồi giáo Stourhead House tại Palladian,…
Trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược, kiến trúc mang đậm tính phương Tây này đã du nhập vào nước ta. Phong cách kiến trúc tân cổ điển dần được cải tiến, cách tân để phù hợp với văn hóa, phong tục, điều kiện địa lý Việt Nam. Từ đó, nhiều phong cách thiết kế kiến trúc khác cũng hình thành như kiến trúc Đông Dương hay kiến trúc thuộc địa Pháp. Một số công trình nổi tiếng được lấy cảm hứng từ kiến trúc tân cổ điển có thể kể đến như: Phủ Chủ tịch (Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1920), nhà Khách chính phủ năm 1919,…
Phong cách tân cổ điển nhẹ nhàng “đánh gục” trái tim người nhìn
Nghệ thuật tân cổ điển – sự trở lại của tính đối xứng trong thời kì phục hưng
5 nét đặc trưng nổi bật của phong cách tân cổ điển trong kiến trúc
Điểm lại những phong cách kiến trúc đã “làm mưa làm gió” tại Việt Nam, bạn có thể tìm được hàng chục phong cách thiết kế ấn tượng. Tuy nhiên, phong cách kiến trúc tân cổ điển vẫn làm say đắm, giữ vị trí độc tôn trong lòng bao vị khách yêu thích sự quyền quý, xa hoa, đẳng cấp mà không kém phần hiện đại.
Vậy điều gì khiến phong cách kiến trúc tân cổ điển không bị lép vế so với các phong cách khác? Mỗi một phong cách thiết kế đều sở hữu những đặc trưng riêng thu hút ánh nhìn và đó cũng là lý do khiến kiến trúc tân cổ điển không bao giờ hết “nóng”.
Không gian kiến trúc lộng lẫy và xa hoa
Đứng trước những ngôi nhà, căn biệt thự hay lâu đài thiết kế theo phong cách tân cổ điển, bạn chắc chắn phải choáng ngợp trước vẻ lung linh, hoa lệ của kiến trúc này. Từ không gian bên ngoài đến nội thất bên trong gây ấn tượng mạnh nhờ các hoa văn, phào chỉ, các chi tiết được điêu khắc tỉ mỉ, chi tiết.
Những thức cột cổ điển trong kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại trong các sảnh, bờ tường cũng khiến cho không gian ở các công trình kiến trúc tân cổ điển trở nên bề thế, nguy nga và sang trọng hơn bao giờ hết. Để phù hợp với nhịp sống xã hội hiện đại, các thức cột tân cổ điển được sử dụng trong phong cách tân cổ điển đã được “biến tấu” lại. Hoa văn và các đường viền uốn lượn khiến các trụ cột bớt đi phần cứng nhắc trở nên đơn giản hơn, mềm mại hơn so với các dinh thự cổ điển phương Tây.
Loại mái thường gặp trong phong cách tân cổ điển là mái Mansard dạng hình thang úp ngược cùng mái chóp vòm cổ điển. Phần thiết kế này biến công trình kiến trúc ở thế kỷ 21 giống như một tòa lâu đài lộng lẫy chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích.
Hình khối kiến trúc đối xứng
Tính cân bằng, đối xứng là một trong những đặc trưng quan trọng của phong cách kiến trúc tân cổ điển. Vì kế thừa những tinh hoa của phong cách cổ điển nên tân cổ điển vẫn đem sự đăng đối trong bố cục và hình khối kiến trúc vào thiết kế có phần “lai tân” của mình. Nếu thiếu đi sự cân xứng, phong cách thiết kế này chỉ trở thành phong cách bán cổ điển.
Họa tiết hoa văn, phù điêu cầu kỳ
Những tác phẩm điêu khắc chìm nổi trên bề mặt phẳng như mặt tường, trụ cột hay mái vòm trở thành điểm nhấn cho phong cách thiết kế tân cổ điển. Đường trang trí cầu kỳ, hệ thống đường phào chỉ uốn lượn, sắc nét là đặc điểm mà những công trình kiến trúc tân cổ điển đã thừa kế từ kiến trúc cổ. Việc có nhiều hoa văn, phù điêu mang đậm giá trị thẩm mỹ cũng sẽ bị hạn chế về số lượng chi tiết trên nó để tránh bị rườm rà.
Màu sắc thanh lịch, quý phái
Màu sắc ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của người nhìn nên công đoạn này thường được chú trọng nhiều trong thiết kế kiến trúc và nội thất. Phong cách kiến trúc tân cổ điển ưa chuộng những gam màu nhẹ nhàng, thanh thoát, tối giản song vẫn tạo cảm giác trang trọng, quyền quý như màu trắng, kem, vàng nhạt, nâu, xám,…
Vật liệu kết hợp, chất liệu nội thất cao cấp
Chất liệu cao cấp được ưa chuộng bởi mang đến cảm giác thượng lưu, thể hiện địa vị của gia chủ. Ngôi nhà trông có vẻ sang trọng nhờ vào các vật liệu truyền thống như gỗ cứng, đá cẩm thạch. Ở phòng bếp, người ta thường lựa chọn tông màu trắng cộng hưởng cùng một viên đá granite tối màu làm bàn bếp tạo nên điểm nhấn. Sàn harwood sẽ là lựa chọn thích hợp cho phòng khách bởi sự ấm cúng mà nó đem lại.
Kiến trúc Tân cổ điển thể hiện sự dung hòa, phát triển cao nhất giữa hai phong cách thiết kế kiến trúc vốn trái ngược, đó là kiến trúc cổ điển xưa và kiến trúc hiện đại. Phong cách kiến trúc tân cổ điển lược bỏ các chi tiết cầu kỳ, khá rườm rà của thiết kế nội thất cổ điển đồng thời có sự giản đơn trong việc hình thành các hoa văn trang trí.
Xu hướng thiết kế kiến trúc phong cách kiến trúc tân cổ điển tại Việt Nam
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều công trình kiến trúc tân cổ điển minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của trào lưu tân cổ điển. Cùng xem một vài xu hướng thiết kế kiến trúc tân cổ điển đang “làm mưa làm gió” tại Việt Nam hiện nay ngay dưới đây.
Biệt thự tân cổ điển
Nhắc tới công trình kiến trúc tân cổ điển ở nước ta, người ta nhớ tới những căn biệt thự “tiền tỷ” có không gian lộng lẫy, đầy quyến rũ. Những bản thiết kế biệt thự tân cổ điển dù 1 tầng, 2 tầng hay 3 tầng vẫn đều đẹp đến nao lòng nhờ các chi tiết hoa văn tinh tế, khối cột lớn và tạo hình trên các bức tường. Tất cả chi tiết đều được sắp xếp, tính toán kỹ lưỡng và tỉ mỉ, nội thất được lựa chọn hoàn toàn cao cấp. Cũng vì vậy mà các mẫu biệt thự tân cổ điển như một biểu tượng cho sự giàu có, địa vị; thể hiện phong cách của người sở hữu.
4 mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển phố biển và độc đáo nhất năm nay
Lâu đài tân cổ điển
Kiều diễm và tráng lệ là mỹ từ để diễn tả vẻ đẹp của những công trình kiến trúc lâu đài tân cổ điển. Đối với mẫu thiết kế lâu đài, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí mỗi người là sự đồ sộ và quy mô bề thế. Ở đẳng cấp cao hơn biệt thự tân cổ điển, tòa lâu đài tân cổ điển có quy mô, sự đầu tư lớn hơn đáng kể.
Khoác trên mình gam màu vàng, kem hay trắng chủ đạo ẩn hiện các đường nét hoa văn tạo tác khiến bao người chìm đắm. Không khác so với các công trình tân cổ điển khác, lâu đài tân cổ điển được hình thành từ các khối trụ cột lớn bao quanh, mái vòm cao, sảnh và các hệ bậc thềm được ốp đá sang trọng,… Lạc vào trong lâu đài tân cổ điển, bạn sẽ thấy đầy đủ một “hệ sinh thái” để nghỉ ngơi thư giãn sau cả ngày căng thẳng. Kiến trúc này bao gồm hệ thống sân vườn sinh động, mặt hồ rộng trong xanh với đầy đủ tiện nghi để ngồi nghỉ ngơi bất cứ nơi nào, nhìn ngắm ngôi nhà và nhâm nhi tách trà thơm ngon.
Phong cách kiến trúc tân cổ điển chính là sự kết hợp hoàn hảo nhất giữa kiến trúc cổ điển và kiến trúc hiện đại. Phong cách này không đi theo lối mòn của thiết kế trước đây, cũng không hẳn cắt đứt, chối bỏ với những đặc trưng của kiến trúc thế kỷ 18, thế kỷ 19 mà là sự đổi mới tuyệt vời.
Royal Design hy vọng bài viết này giúp bạn trả lời câu hỏi phong cách kiến trúc tân cổ điển là gì, đồng thời cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về kiến trúc tân cổ điển!