Tận hưởng cuộc sống lãng mạn & Cao quý...

ROMANTIC ROSE LIFE DEDICATED NOBLE LIFE ...

xzczxczxczxczxc

Sự hòa Quyện Giữa Nghệ Thuật Tân Cổ Điển và Trường Phái Tân Cổ Điển

Nghệ thuật tân cổ điển hay trường phái tân cổ điển là sự hồi sinh của nghệ thuật và kiến trúc Hy Lạp và La Mã ở Châu Âu. Nó diễn ra vào giữa những năm 1700 của thế kỷ 18 và tiếp tục trong suốt những năm 1800 của thế kỷ 19. Nghệ thuật tân cổ điển không chỉ là kết quả của những phát kiến mới từ hội họa và kiến trúc Hy Lạp và La Mã, mà còn là một cuộc trỗi dậy chống lại sự xa hoa của các phong trào nghệ thuật Baroque và Rococo trước đó. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin đầy đủ nhất về nghệ thuật tân cổ điển giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật này.

Ứng dụng phong cách thiết kế tân cổ điển
Nghệ thuật tân cổ điển là sự phát triển và tổng hòa của nhiều vẻ đẹp trong thiết kế

Giới thiệu về nghệ thuật tân cổ điển 

Xét thuật ngữ “Tân cổ điển” hay “Neoclassical”, cắt nghĩa tiếng anh thì tiền tố đầu “neo” bắt nguồn từ gốc Hy Lạp, nó được lý giải là “trẻ, tươi, mới”. Từ “classical” hay “cổ điển” cũng được dịch từ tiếng Latin, có nghĩa là cấp bậc cao nhất hoặc đẳng cấp cao nhất. 

Nghệ thuật tân cổ điển có thể nói nôm na là sự kế thừa và phát huy nét đẹp trong nghệ thuật cổ điển. Phong cách này chú trọng sự đơn giản, cân đối trong bố cục và từng đường nét. Tân cổ điển chính là lời đối đáp với phong cách Rococo, phủ định sự phù phiếm, được cho là quá lố và nông cạn. Về kiến trúc, trào lưu tân cổ điển có điểm giống với kiến trúc thời Phục hưng. Về mặt nghệ thuật, trường phái tân cổ điển đúc kết dựa theo các tác phẩm của thế giới kinh điển, thường bao gồm đề tài chính trị, chiến tranh và lòng dũng cảm. Sự phong phú và biến đổi linh hoạt khiến cho mỗi tác phẩm trường phái tân cổ điển trở nên phong phú và khó có thể tìm được điểm tương đồng tuyệt đối.

Thuật ngữ tân cổ điển được đề cập đến trong thời kỳ cổ đại khi những ý tưởng Hy Lạp và La Mã phát triển và hình thành một lối sống, văn hóa. Thực tế, đó là một phong trào mới không chỉ trong nghệ thuật mà còn trong kiến trúc, điêu khắc và thậm chí cả nghệ thuật trang trí nội thất. Vậy điều gì đã làm cho nghệ thuật tân cổ điển trở nên mới mẻ? Hãy cùng Royal Design khám phá sâu hơn.

Nghệ thuật tân cổ điển
Một số thiết kế đẹp

Xem thêm: Sự Hòa Quyện Giữa Lịch Sử và Hiện Đại: Nội Thất Tân Cổ Điển

Đặc điểm chính của nghệ thuật tân cổ điển 

Có rất nhiều đặc điểm nhận dạng của nghệ thuật tân cổ điển, một trong những ý tưởng chính là việc tránh xa phong cách trang trí rườm rà, quá mức của phong trào nghệ thuật Baroque và Rococo. Vài nét đặc trưng của trường phái nghệ thuật tân cổ điển là:

– Sự đơn giản cao quý: Một trong những đặc điểm chính của nghệ thuật tân cổ điển là sự trở lại với những lý tưởng về sự đơn giản, sự đối xứng và hài hòa. Sự đơn giản về hình thức và hình dạng này đã được nhìn thấy trong hội họa, kiến trúc và điêu khắc tân cổ điển. Nghệ thuật tân cổ điển là sự hồi sinh của sự đơn giản về hình thức và hình dạng từ thời Hy Lạp và La Mã. Sự đơn giản được thể hiện thông qua màu sắc nhẹ nhàng và được tiết chế để bộc lộ sự trang trọng và có phần nổi trội.

– Chủ đề mang tính giáo huấn: Chính niềm tin mãnh liệt vào đức hạnh và đạo đức đã làm nền tảng cho cách kể chuyện và tác dụng của nghệ thuật kể chuyện qua hội họa tân cổ điển. Loại chủ đề được sử dụng là cảnh vật, nhân vật thần thoại cũng như các cảnh lịch sử lấy từ nguồn cảm hứng Hy Lạp và La Mã. Người ta tin rằng nghệ thuật tân cổ điển mục đích giúp đỡ bất kỳ ai xem nó thông qua câu chuyện truyền cảm hứng và thông điệp dựa trên các giá trị đạo đức. Nghệ thuật tân cổ điển thường có yếu tố chủ nghĩa anh hùng trong câu chuyện, cũng như sự nghiêm túc và khắc khổ rõ rệt. Nói cách khác, nghệ thuật tân cổ điển mang tính mô phạm, nghĩa là thông điệp của nó nhằm truyền tải một bài học. 

Phong Cách Kiến Trúc Tân Cổ Điển Và Các Nét Đặc Trưng Trong Thiết Kế

Trường phái tân cổ điển trong hội họa

Hội họa chính thống ở Châu Âu cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đề cao những gam màu đậm và bóng đổ tối. Nội dung các bức tranh theo nghệ thuật tân cổ điển hướng về đời sống của giới quý tộc ở Châu Âu như những buổi tiệc, buổi diễn kịch hay đời sống thường nhật của vua chúa, quan lại,… Thiên nhiên và các tòa lâu đài cổ được sử dụng chủ yếu để làm nền cho những bức tranh. Nó được thay đổi để phù hợp với nội dung của từng bức tranh, có thể là một khoảng trời bao la hay bão tố bị chia cắt bởi những vệt sáng. 

Về bố cục, tranh tân cổ điển thường tập trung vào hành động trung tâm hay những đặc điểm của nhóm nhân vật. Nét vẽ trong nghệ thuật tân cổ điển thường được sơn một cách tỉ mỉ, bề mặt nhẵn bóng để giấu đi vệt màu của họa sĩ. Chúng được tạo nên để giúp người xem cảm nhận chân thực hơn tác phẩm, giúp họ như bước vào thế giới trong tranh với xúc cảm mãnh liệt. 

Chủ nghĩa tân cổ điển thể hiện trong hội họa ban đầu không khác biệt về mặt phong cách với phong cách Rococo của Pháp và các phong cách khác có trước nó. Trong khi kiến ​​trúc và điêu khắc có thể được mô phỏng theo các nguyên mẫu trên các phương tiện truyền thông đã thực sự tồn tại từ thời cổ đại Cổ điển, một số bức tranh Cổ điển còn sót lại là những tác phẩm nhỏ hoặc những tác phẩm trang trí — cho đến khi những khám phá được thực hiện tại Herculaneum và Pompeii.

Xem thêm: Phong Cách Tân Cổ Điển Nhẹ Nhàng : Sự Tinh Tế Trong Đơn Giản

Trường phái tân cổ điển trong kiến trúc

Kiến trúc tân cổ điển thuần túy là sự kết hợp giữa kết trúc cổ đại Hy Lạp, các nguyên tắc trong kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio. Trong các công trình kiến trúc, những thức cột cơ bản trong nghệ thuật kiến trúc cổ điển có thể được tìm thấy, đây được coi như một biểu tượng của kiến trúc cổ điển. Nghệ thuật tân cổ điển trong kiến trúc nhấn mạnh vào những bức tường, những hình hoa văn trang trí, giữ đặc điểm riêng cho mỗi bộ phận hơn là về phối màu sáng tối. Các mảng tường có nhiều chi tiết, gờ, đường phào chỉ uốn lượn tạo dấu ấn. 

Nghệ thuật tân cổ điển
Trường phái tân cổ điển trong kiến trúc được nhiều kiến trúc sư ưu ái

Những tác phẩm điêu khắc, phù điêu tạo trong kiến trúc nghệ thuật tân cổ điển có vai trò làm điểm nhấn được đặt trên bề mặt phẳng, hạn chế khung. Ngoài ra, chất liệu được sử dụng trong kiến trúc tân cổ điển đa phần là các vật liệu cao cấp như đá hoa cương, nhung, gỗ tự nhiên. Nhiều biệt thự, lâu đài, villa có quy mô của những người “có tiền” còn sử dụng vàng, bạc hay đá quý điểm xuyết.

Nghệ thuật tân cổ điển
Hoa văn sống động cùng những chi tiết phào chỉ tạo nên vẻ đẹp của nghệ thuật tân cổ điển

Hiện nay các công trình chịu ảnh hưởng của trường phái tân cổ điển vẫn được xây dựng và phổ biến trên khắp thế giới. Bố cục đối xứng, nhiều trụ cột dọc, mái vòm, chóp tù, voila,… tất cả đem đến vẻ đẹp vượt thời gian cho một công trình kiến trúc.

Tham khảo: Cách lựa chọn phào chỉ tân cổ điển phù hợp với từng ngôi nhà

Ba yếu tố quan trọng trong nghệ thuật tân cổ điển

Nghệ thuật tân cổ điển được dẫn dắt bởi ba yếu tố quan trọng. Ba yếu tố này chi phối, hướng các tác phẩm tân cổ điển đi theo những quy chuẩn của nó. 

– Yếu tố đầu tiên dẫn đến sự hình thành của trường phái tân cổ điển là Kỷ nguyên khai sáng hay the Age of Enlightenment. Kỷ nguyên khai sáng với các tác phẩm triết học của Rousseau, Voltaire và khoa học của Newton là tiền đề cho nghệ thuật tân cổ điển. Lý do cho việc này là phong cách tân cổ điển đòi hỏi sự chính xác, đo đạc từng chút một trong bố cục; làm sao cho chúng cân đối. Nền tảng của kỷ nguyên khai sáng là lý trí đối lập với truyền thống “Khoa học được suy tôn”. Nghệ thuật tân cổ điển tiếp bước và tập trung hơn vào nghĩa vụ với tập thể, sự tỉnh táo.

– Yếu tố thứ hai đóng vai trò vẽ đường chỉ lối cho phong cách tân cổ điển đến từ một cá nhân – Johann Joachim Winckelmann. Ông là nhân vật kiệt xuất trong ba lĩnh vực nghệ thuật, khảo cổ và triết học. Ông được coi như người cha đẻ của lý thuyết hội họa học, đặt nền nền móng cho khảo cổ học hiện đại. Có người cho rằng nước Đức thời kỳ Winckelmann sống bị Hy Lạp thống trị về tư tưởng do ảnh hưởng của ông lên Goethe, Nietzsche, Lessing. Ông không chỉ giải thích những phát hiện nghệ thuật Hy Lạp mà còn bảo vệ trường phái tân cổ điển qua nhận định: “Bắt chước trong nghệ thuật không thể bị đánh đồng là sự sao chép rẻ tiền”. Cho nên, nghệ thuật tân cổ điển lấy cảm hứng từ phong cách nghệ thuật cổ điển không phải là chuyện đáng bị phê phán mà nên được đề cao.

Yếu tố thứ ba chính là khát vọng chạm đến sự hoàn thiện. Người nghệ sĩ theo trường phái tân cổ điển yêu thích đường nét sắc sảo, hình khối rõ ràng, tông màu lạnh, đặc biệt là bề mặt nhẵn. Đối với họ, mong muốn tột bậc của họ là truyền tải tinh thần cổ điển trong các bức tranh “cách tân”. Do đó, người nghệ sĩ tạo ra các tác phẩm đạt đến sự hoàn mỹ, có khả năng chống chọi với thời gian và không lỗi mốt. Sự giản dị, thanh thoát và hoàn hảo là cốt lõi của phong cách nghệ thuật tân cổ điển, khác hoàn toàn với phong cách Baroque sôi động, nhiệt huyết hay Rococo tình tứ.

Nghệ thuật tân cổ điển
Vẻ đẹp vượt thời gian của những công trình kiến trúc tiêu biểu

Các tác giả và tác phẩm tiêu biển 

Nghệ thuật tân cổ điển lên ngôi và giữ vững ngôi vị của nó trong thời gian dài. Các tác giả xuất chúng có thể kể tới Bantoni Pompeo, Jacques-Louis David, Jean Auguste Dominique Ingres,….

– Bantoni Pompeo: Những tác phẩm nghệ thuật đầu tay của Bantoni được sáng tác từ năm 1730 thể hiện rõ đặc trưng của trường phái Rococo. Chặt chẽ về bố cục, sự tương phản trong màu sắc và các nhân vật luôn trong thế động là những đặc điểm có thể tìm thấy trong các bức tranh. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu tác phẩm của thiên tài thời kỳ Phục hưng là Raffaello Santi (1482-1520) và tư tưởng của nghệ thuật tân cổ điển, Bantoni đã thay đổi chủ đề cũng như phong cách sáng tác của mình. Ông quan tâm đến các câu chuyện thần thoại, các sự tích trong kinh thánh đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi con người. 

Khuynh hướng hiện thực trong tác phẩm của Bantoni được thể hiện qua thể loại tranh chân dung trong đó, họa sĩ đã đưa trọn vẹn hơi thở đương đại vào trong tranh. Các nhân vật trong tác phẩm của ông thường là giới quý tộc bấy giờ trên nền phong cảnh hùng vĩ. Có thể nói, Bantini là người đi đầu cho thể loại chân dung theo phong cách nghệ thuật tân cổ điển tại các nước Châu Âu bắt đầu từ thế kỷ 18. 

– Jacques-Louis David: Họa sĩ người Pháp theo trường phái tân cổ điển để lại rất nhiều bức họa nổi tiếng như Oath of the Horatii, The Death of Marat, The Death of Socrates, The Intervention of the Sabine Women. 

– Jean Auguste Dominique Ingres: Là người tôn sùng quá khứ, ông tự nhận mình là người bảo vệ nghệ thuật chính thống, hàn lâm chống lại phong cách lãng mạn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến ngày nay có thiên hướng coi Ingres và những nghệ sĩ tân cổ điển cùng thời là hiện thân của tinh thần lãng mạn. Những cải cách về hình sáng và không gian mang tính biểu tượng khiến họa sĩ trở thành một trong những người gợi mở cho nghệ thuật hiện đại.

Lời kết

Nghệ thuật tân cổ điển hay trường phái tân cổ điển trở thành nguồn cảm hứng bất tận tỏng nhiều lĩnh vực từ văn học, phim ảnh, tranh ảnh thậm chí lĩnh vực kinh tế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ trào lưu này. Nghệ thuật tân cổ điển tuân theo những nguyên tắc nhất định và để sáng tạo ra những tác phẩm hoàn mỹ, không tỳ vết thì người sáng tác cần nắm vững những nguyên tắc đó. 

Trường phái tân cổ điển không chỉ thể hiện cái đẹp hiện thời, cái đẹp đã qua nhưng không bao giờ chết của nghệ thuật Hy-La. Nó còn bộc lộ toàn cảnh bức tranh văn hóa ở mỗi quốc gia qua mỗi thời điểm. Mong rằng những kiến thức về nghệ thuật tân cổ điển được đề cập trong bài viết này giúp bạn hiểu thêm nhiều điều thú vị về trường phái tân cổ điển. Royal Design xin chào và hẹn gặp lại bạn trong chuỗi bài viết sau về trường phái tân cổ điển nhé!

Xem thêm một số bài viết khác