Mục lục
Khi nhắc tới thiết kế nhà nói chung và thiết kế tân cổ điển nói riêng, cột nhà luôn là chi tiết quan trọng không thể thiếu, góp phần hoàn thiện cho vẻ đẹp cũng như nâng đỡ cho cả công trình.
Trong quan niệm từ xưa, cột nhà vốn luôn được coi là phần vững chắc nhất, phải làm trụ đỡ và chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà. Tuy nhiên theo thời gian, hiện nay dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của cột nhà, nhưng chúng lại thường được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt thẩm mỹ. Ngoài ra, việc sở hữu cột nhà to lớn cũng góp phần thể hiện được quyền uy của chính gia chủ.
Nổi lên từ giữa thế kỷ XVIII ở châu Âu, tân cổ điển đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới và trở thành một trào lưu kiến trúc. Phong cách kiến trúc tân cổ điển hiện nay đã và đang được coi là phong cách thiết kế mang đầy sự cao sang, quyền quý bởi quy mô và mức độ đầu tư mà mỗi gia chủ phải chi để sở hữu nó.
Vậy cột tân cổ điển có gì đặc biệt? Các loại cột nhà theo phong cách này có khác biệt gì so với kiểu cổ điển thông thường hay không? Trong bài viết lần này, chúng ta cùng tìm hiểu về một số thông tin cơ bản của các loại cột nhà trong thiết kế tân cổ điển để có câu trả lời nhé.
Đặc điểm của cột tân cổ điển
Cột tân cổ điển là loại cột nhà mang thiết kế rất tinh xảo với các họa tiết thể hiện rõ trình độ cũng như tính trách nhiệm, mức độ tinh tế của người làm. Càng ngày, nhu cầu của khách hàng càng đa dạng, dẫn tới việc những mẫu thiết kế về cả ngoại hình lẫn chất liệu đều phải được nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều loại khác nhau.
Nếu ngày trước, cột nhà chỉ đơn thuần làm từ bê tông hoặc gạch đá, thì trong những thiết kế mang phong cách tân cổ điển, các kiến trúc sư sẽ sử dụng một số chất liệu nhẹ hơn, nhằm giúp việc thiết kế, thi công trở nên tiện lợi hơn như gỗ, thạch cao, nhựa PU hay đá hoa cương,…Về trang trí, họa tiết được đặt lên phần đầu hoặc cuối của cột, để vẻ ngoài của cột cũng nhờ đó mà trở nên bắt mắt hơn. Cái tài của người thợ điêu khắc là phải làm sao cho các chi tiết ấy vừa sinh động, lại vừa không bị rối mắt nhìn.
Bên cạnh đó, kích thước của các cột tân cổ điển cũng có sự khác biệt khi so với loại cột của nhà cổ điển. Cột nhà mang phong cách cổ điển thường được thiết kế có phần to và cồng kềnh hơn; còn cột tân cổ điển giờ đây mang kích cỡ nhỏ hơn bởi hầu như chỉ thực hiện chức năng trang trí.
Xem thêm: Sự Hòa Quyện Giữa Lịch Sử và Hiện Đại: Nội Thất Tân Cổ Điển
Phân chia các loại cột tân cổ điển theo hình dạng
Cột tân cổ điển vuông
Đây là loại cột khá phổ biến, được số lượng lớn gia chủ lựa chọn sử dụng. Có lẽ cũng bởi hình dạng vuông vức ấy mà loại cột này nhận được tương đối nhiều lượt yêu thích vì vẻ chắc chắn, vững chãi mà nó mang lại cho bất cứ ai nhìn vào.
Ngoài ra, đối với những gia chủ theo đuổi phong cách tân cổ điển nhẹ nhàng, thì một chút họa tiết tinh tế ở phần đầu và cuối trên nền trắng của cột cũng sẽ gợi nên cảm giác vừa thân thiện, gần gũi lại vừa sang trọng, đẳng cấp. Về phần kỹ thuật xây dựng, tuy dạng cột vuông không yêu cầu tay nghề cao hay kỹ năng điêu luyện, thuần thục như mẫu cột tròn, nhưng lại là loại cột tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu hơn, do cả bốn góc đều có phần nhô ra.
Cột tân cổ điển tròn (cột hình trụ)
Cũng giống như sự khác biệt khi đặt hình vuông và hình tròn bên cạnh nhau: trong khi hình vuông khiến ta có cảm giác chắc chắn, mạnh mẽ, thì hình tròn sẽ mang lại sự mềm mại, uyển chuyển. Và cột nhà hình tròn trong thiết kế tân cổ điển cũng vậy – chúng mang tới sự nhẹ nhàng của những ngôi nhà của gia chủ yêu thích vẻ đẹp dịu dàng.
Cột tròn còn là loại cột trụ mà ta có thể dễ dàng bắt gặp trong các lâu đài, biệt thự hay dinh thự cao cấp. Bởi lẽ cột tròn thường được kiến trúc sư thiết kế với nhiều họa tiết hơn. Cũng vì sự phức tạp trong trang trí cột tròn, nên người tạo ra loại cột này phải là những người thợ lành nghề và có tính tỉ mỉ cao trong công việc.
Tham khảo: Báo Giá Thi Công Nội Thất Tân Cổ Điển
Phân loại các thức cột tân cổ điển
Từ thời Hy Lạp cổ, thức cột đã được công nhận là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột. Người Hy Lạp hồi đó thậm chí còn có niềm tin rằng những thức cột ấy có cả mối liên hệ mật thiết tới tỷ lệ, cũng như hình dáng của chính con người – từ đó ta có thể thấy dường như trong quan điểm và suy nghĩ của họ lúc bấy giờ, thì con người luôn là trung tâm của vũ trụ; là chuẩn mực, là thước đo của muôn loài.
Có ba loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp xưa và dù thời gian với bao thăng trầm đã trôi qua, vẻ đẹp của chúng vẫn còn mãi trường tồn và thậm chí còn được áp dụng trong cả thiết kế tân cổ điển ngày nay. Đó là cột Doric, cột Lonic và cột Corinthian.
Thức cột Doric
Đây là thức cột được đặt tên theo người Dorian đã sáng tạo ra nó. Doric còn được xem là thức cột ra đời đầu tiên trong số ba thức cột cơ bản: vào khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên và tới thế kỷ V thì được hoàn thiện và đưa vào sử dụng tại hai ngôi đền: đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena (Hy Lạp).
Vốn được người Dorian sáng tạo nhưng dần dần, thức cột Doric lại phát triển mạnh mẽ hơn ở Peloponnesus (phía miền Nam của nước Ý) và ở Sicilii.
Doric là thức cột được hình thành từ một trụ thẳng đứng, nhưng có phần phình to ở dưới đáy. Đây là thức cột sở hữu ngoại hình khá đặc biệt khi không có cả đế cột (base) lẫn phần đầu cột (capital). Doric còn sở hữu 20 gờ sống đứng và 1:4 chính là tỉ lệ hoàn hảo của đường kính cột trên chiều cao cột.
Thức cột này luôn toát lên vẻ hoành tráng, oai phong nên vẫn thường được so sánh với hình dáng của một người đàn ông to lớn, sở hữu vẻ đẹp của sự mạnh mẽ và cường tráng.
Thức cột Ionic
Trái ngược hẳn với Doric – thức cột mang vẻ đẹp của sự khỏe mạnh, thì Ionic lại mang dáng dấp của người con gái yểu điệu thục nữ với ngoại hình thanh thoát, mảnh dẻ.
Thức cột Ionic có nguồn gốc từ một vùng duyên hải ở miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ – Ionia – xưa là một thuộc địa của Hy Lạp, vào thế kỷ VI trước Công nguyên.
Với tỉ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9 và 24 gờ sống đứng, thức cột Ionic còn có cả đế cột (base) phía dưới cùng hình đệm nhỏ trên đầu cột, bên trên lại là hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn lại – một chi tiết đầy tính nghệ thuật và đòi hỏi cao trong kỹ thuật tạo hình (volute). Cũng chính nhờ đặc điểm riêng ấy, nên Ionic trở thành thức cột mang vẻ đẹp mềm mại hơn hẳn so với Doric. Người quan sát còn có thể nhìn ngắm được loại cột này từ cả mặt đứng lẫn mặt bên.
Thức cột Conrinth
Đây được coi là thức cột ra đời muộn nhất so với hai loại trên – Doric và Ionic. Conrinth sở hữu vẻ ngoài mềm mại, mảnh mai, đường nét tương đối phức tạp với nhiều chi tiết trang trí. Loại thức cột này là đứa con tinh thần của kiến trúc sư Callimachus. Với ưu điểm so với Doric và Ionic là sự đối xứng nhiều chiều của nó – điều này khiến thức cột Conrinth mang lại cảm giác kiêu sa và hùng vĩ hơn hẳn những loại cột khác.
Tuy mang nguồn gốc từ Hy Lạp, nhưng thức cột này thực chất lại khá hiếm khi được sử dụng tại nơi này mà thay vào đó, nó được các kiến trúc sư tại La Mã (ví dụ như đền Mars Ultor của hệ thống án tòa Augustus hay bậc đài vòng ở Vienne) ưa chuộng hơn.
Conrinth cũng là loại thức cột đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ nhất từ người thợ bởi lẽ trên khắp cột đều thường xuyên xuất hiện các chi tiết trang trí vô cùng cầu kỳ, đặc biệt, người ta thậm chí còn thường được thiết kế cả chi tiết những rãnh rất nhỏ chạy dọc thân. Ngoài ra, phần đầu cột sẽ được điểm xuyến bằng đường xoắn ốc hoặc một số chi tiết khác như các loại lá, hoa,… và tựu chung lại, hầu như đều là các chi tiết mang đậm chất thiên nhiên mà vẫn giữ được nét sang trọng, quý phái. Về kích thước, chiều cao của cột sẽ gấp 10 lần đường kính của phần đầu cột.
Tham khảo: Xưởng Sản Xuất Nội Thất Tân Cổ Điển Giá Rẻ
Ứng dụng các thức cột cho những công trình tân cổ điển
Tuy đã ra đời từ lâu, nhưng hiện nay, sự xuất hiện của các loại thức cột trên vẫn là điều không thể thiếu trong các thiết kế công trình, đặc biệt là đối với công trình theo phong cách tân cổ điển. Gia chủ càng muốn thể hiện sự sang trọng, quyền quý thì hệ thống cột trụ cho công trình lại càng được các kiến trúc sư tận dụng đưa vào thiết kế.
Như đã đề cập bên trên, ta có thể thấy rõ rằng mỗi một thức cột cổ điển lại mang vẻ đẹp riêng biệt khó so sánh. Tuy nhiên nếu Conrinth – thức cột với nhiều chi tiết trang trí phức tạp phù hợp với đặc điểm của kiểu kiến trúc cổ điển xưa, thì hai loại thức cột còn lại – Doric và Ionic lại được đánh giá là các thức cột phổ biến hơn trong các thiết kế nhà cửa mang phong cách tân cổ điển. Bởi lẽ sự bình dị, đơn giản mà vẫn sang trọng và đẳng cấp trong tân cổ điển thực sự chỉ nổi bật nhất khi các công trình sử dụng hai loại thức cột trên – một loại mang vẻ đẹp của sức mạnh, sự cường tráng và một loại mang vẻ đẹp yêu kiều, mảnh mai, tinh tế.
Bài viết trên đây hẳn đã phần nào cung cấp thêm kiến thức cho bạn đọc về cột tân cổ điển cũng như các loại cột áp dụng trong thiết kế công trình nói chung và công trình mang phong cách tân cổ điển nói riêng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc muốn tìm hiểu thêm về cột tân cổ điển, bạn đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí một cách nhanh nhất nhé!
- Website: https://royaldesign.com.vn/
- Địa chỉ: Thạch Thất, Hà Nội
- Hotline: 09 86 86 86 90